Ngoài việc áp dụng IQ để trở thành một lãnh đạo tài giỏi thì không thể không áp dụng yếu tố mang tên trí tuệ cảm xúc (EQ). Với một lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc cao, họ gần như có thể làm được tất cả mọi thứ trên đời. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé
Trí tuệ cảm xúc là gì?
- Trí tuệ xúc cảm thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc
- Nhờ vào EQ, người ta có khả năng đánh giá bản thân một cách tích cực, tư duy tự trọng, và đối đầu mạnh mẽ với thách thức. Tất cả những yếu tố này đóng góp vào việc xây dựng một bức tranh tự nhận thức tích cực, ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân và mối quan hệ xã hội và chuyên nghiệp.
-
Hiểu giao tiếp phi ngôn ngữ: Bạn có cơ hội sửa chữa một tình huống trước khi nó trở thành vấn đề. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một đồng nghiệp biểu lộ một số dấu hiệu buồn bã thông qua gương mặt âu sầu, bạn có thể chủ động hỏi thăm, lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm. Sau đó, có thể tìm cách giúp đỡ trong khả năng, hoặc ít nhất sự đồng cảm từ bạn cũng có thể cải thiện tinh thần của đồng nghiệp đó!
Vì sao trí tuệ cảm xúc là yếu tố cần thiết đối với người lãnh đạo?
- Nếu chỉ hoàn toàn dựa vào chỉ số IQ thì đội ngũ của bạn sẽ không thể làm việc một cách trơn tru được. Mỗi cá nhân trong 1 doanh nghiệp là 1 mắt xích, khi mất đi mắt xích đó thì không thể vận hành cỗ máy doanh nghiệp một cách trơn tru được, để mọi thứ hoạt động trơn tru thì trí tuệ cảm xúc là chất xúc tác không thể nào tuyệt vời hơn
- Những người lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc phát triển tốt sẽ biết cách lắng nghe người khác, lắng nghe cả nội dung thông tin từ sự kiện thực tế, khéo léo đưa ra những phản hồi đúng đắn, tế nhị để thúc đẩy người khác hoạt động, biết khơi dậy và lan tỏa các cảm xúc tích cực, biết cách truyền cảm hứng về tầm nhìn tương lai để các thành viên tin tưởng, lạc quan về tương
lai tốt đẹp của tổ chức. - Họ biết tôn trọng các suy nghĩ, cảm xúc hiện hữu trong tập thể, tạo điều kiện để các ý kiến trái ngược nhau được tự do bộc lộ, phát hiện sớm các mâu thuẫn, biết cách tác động khéo léo đến cảm xúc và nhận thức của các bên, đồng thời quản lý tốt cảm xúc bản thân để giải quyết hợp lý, hợp tình các mâu thuẫn, thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau vì mục đích chung.
Phương pháp giúp bạn làm chủ trí tuệ cảm xúc để trở thành một lãnh đạo tốt
- Đầu tiên bạn cần phải nâng cao nhận thức về bản thân/thấu hiểu bản thân mình: khi bạn tự nhận thức được điểm mạnh của mình, bạn cũng có xu hướng nhận ra điểm mạnh của người khác, điều này sẽ mang lại những kết quả tích cực trong các mối quan hệ. Trong công việc, một nhà lãnh đạo biết được điểm mạnh của nhân viên sẽ giúp ích trong việc tạo động lực cho nhân viên và giúp họ phát huy tối đa điểm mạnh của mình ở vị trí phù hợp.
- Tập kiểm soát chính mình: kiểm soát cơn giận, làm chủ suy nghĩ và hành động của mình. Là một nhà lãnh đạo luôn luôn phải đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình. Những lúc đó bạn cần phải thực sự tỉnh táo tức là giữ mình trong một trạng thái hoàn toàn bình thường để đưa ra quyết định. Những lúc bực tức bạn càng phải bình tĩnh và phân tích tình huống trong hệ quy chiếu giữa “được” và “mất” để đưa ra quyết định của mình.
- Cải thiện các kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm với người khác
Để phát huy hết được những phương pháp trên và nhiều phương pháp khác nữa, quan trọng nhất đó chính là giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Với khóa học 7 ngày LÃNH ĐẠO BẰNG TRÍ TUỆ CẢM XÚC ngay hôm nay với ưu đãi chưa từng có ở UDOO: => 𝟒𝟗𝟗𝐤 𝐠𝐢𝐚̉𝐦 𝐜𝐨̀𝐧 𝟗𝟗𝐤
|Tham gia khóa học ngay hôm nay để nhận nhiều ưu đãi: 7 ngày lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc
|Cộng đồng: https://www.skool.com/udoo
|Có thể bạn muốn đọc: 7 ngày luyện trí tuệ cảm xúc
Bình luận gần đây