Năng lực là một trong những yếu tố giúp các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc của các ứng viên với nhau. Vậy năng lực là gì, cách nâng cao chúng như thế nào?
Năng lực là gì?
Năng lực là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý cá nhân của một con người. Chúng đóng vai trò đảm bảo việc thực hiện hoạt động diễn ra đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao.
- Bao gồm sự hiểu biết thông qua giáo dục hoặc đào tạo. Chúng liên quan đến khả năng đọc hiểu, phân tích, tổng hợp và đánh giá các dữ liệu dựa trên những thông tin có sẵn.
- Năng lực này sẽ tuỳ thuộc vào cấp độ trong công việc của bạn, nhìn chung sẽ có 2 kiểu chính là: Hiểu biết về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.
- Khả năng giải quyết công việc và các tình huống phát sinh trong thực tế. Bao gồm tổ hợp những kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, quản lý xung đột, làm việc nhóm, đào tạo, đàm phán…
- Là cách bạn nhìn nhận về công việc, nhiệm vụ, đồng nghiệp và cuộc sống. Thái độ sẽ chi phối hành vi, cách ứng xử và tinh thần của mỗi cá nhân.
- Ví dụ về năng lực của bản thân: Trung thực, cẩn thận, nhạy bén, tập trung, sáng tạo…
Đặc điểm của năng lực
- Năng lực gắn liền với từng hoạt động cụ thể và phần lớn được hình thành thông qua quá trình học tập, rèn luyện tại các cơ sở giáo dục; qua những trải nghiệm thực tế.
- Được mỗi người trau dồi và bồi dưỡng liên tục, thường xuyên trong cuộc sống thường trực.
- Năng lực của mỗi cá nhân khác nhau sẽ có sự khác khác nhau, nó phụ thuộc vào vốn sống, khả năng tiếp thu kiến thức và sự hiểu biết trong từng lĩnh vực.
- Được tích hợp từ kiến thức, thái độ và kỹ năng.
- Thường đi cùng với một lĩnh vực cụ thể như năng lực lãnh đạo, năng lực truyền thông, năng lực tài chính, năng lực làm việc…
Vai trò của năng lực trong cuộc sống?
- Năng lực tốt sẽ giúp cho quá trình tiếp thu kỹ năng và kỹ xảo được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Khi bạn sở hữu năng lực, kiến thức và kỹ năng chuyên môn ổn định và cao trong một lĩnh vực nào đó thì sẽ dễ dàng giải quyết được các vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống, công việc.
- Sẽ được mọi người tôn trọng và được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng.
- Vì vậy, bạn cần luôn trau dồi để nâng cao năng lực cho bản thân. Còn về phía nhà tuyển dụng, họ sẽ quan sát, nhìn nhận và đánh giá năng lực của của các ứng viên để lựa chọn được người phù hợp nhất.
Các cách nâng cao năng lực bản thân
Học cách nói “không”
- Những chuyên gia, nhà quản lý đánh giá năng lực cho biết những người sở hữu năng lực vượt trội thường rất tập trung trong công việc.
- Họ sẽ không để bất cứ điều gì ảnh hưởng đến công việc của mình, họ sẽ nói “không” trong những tình huống cần thiết.
- Khi được yêu cầu hoàn thành một công việc nào đó, họ thường dành hết thời gian, tâm trí và đặt trọn khối óc của mình vào đó.
Thấu hiểu tính cách con người
- Thấu hiểu tính cách con người là một năng lực đòi hỏi bạn phải có cái nhìn sâu sắc, tinh tế về bản tính của một con người.
- Bạn có thể tự rèn luyện để sở hữu năng lực này thông qua quá trình giao tiếp, quan sát và từ những trải nghiệm thực tế của bản thân.
- Bạn cần đặt mình vào từng hoàn cảnh để có thể nhìn nhận mọi thứ khách quan hơn. Sau đó, bạn dùng quan điểm của mình để đánh giá.
- Tuy nhiên, bạn không nên áp đặt quan điểm của mình lên quan điểm của người khác.
Học cách trò chuyện tinh tế
- Ai cũng muốn được người khác lắng nghe câu chuyện của bản thân, do đó, hãy học cách lắng nghe và khen ngợi người khác.
- Từ những điều này, họ mới cảm nhận được sự tôn trọng từ phía bạn. Trước khi trả lời bất cứ câu hỏi nào từ phía đối phương, bạn cần dừng lại một chút, suy nghĩ rồi mới đưa ra câu trả lời.
- Tránh những trường hợp trả lời quá nhanh khi chưa hiểu họ đang nói gì, hỏi gì.
Thử sức ở một vai trò mới
- Thử sức ở một vai trò mới – Tại sao không? Khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người là vô cùng rộng lớn. Do đó, bạn hãy vượt qua khỏi vùng an toàn của bản thân để thử sức với một công việc mới, một lĩnh vực mới…
- Biết đâu, bạn lại tìm thấy một khía cạnh khác của bản thân mình.
- Đồng thời, điều này cũng giúp cho bạn mở rộng được mối quan hệ, giúp cho công việc không bị lặp đi lặp lại và trở nên thú vị hơn.
- Hãy đón nhận mọi thử thách bằng tâm thế thoải mái nhất. Cho dù bạn có thất bại thì cũng chẳng sao cả, nhưng nếu bạn không thử thì làm sao có thể nhận ra mình “cừ” như thế nào.
|Xem thêm: Wake Up Your Power – Cảm xúc quyết định đến sức khỏe
|Cộng đồng: https://www.skool.com/udoo
Bình luận gần đây