kiểm tra mức độ Trầm cảm – Lo âu – Stress
Thang đo DASS
Depression Anxiety Stress Scale (DASS) hay thang đo DASS là một thang đo đã được chứng minh độ chính xác và đáng tin cậy để đo lường các khía cạnh: Trầm cảm (depression), Lo âu (anxiety) và Căng thẳng (stress). Các chỉ số này được đo lường một cách riêng biệt nhưng đều có một điểm chung là đang làm cho con người đau khổ.
DASS có hai bài, một là đánh giá bằng 42 câu hỏi, hai là dạng rút gọn chỉ có 21 câu hỏi. Việc thực hiện cả hai bài đánh giá là thực sự không cần thiết.
Đánh giá mức độ Trầm cảm (depression), Lo âu (anxiety) và Căng thẳng (stress) theo thang đo DASS không đòi hỏi bất kỳ một kỹ năng đặc biệt nào cả, nó chỉ yêu cầu bạn chịu khó quan sát bản thân và trung thực, chậm rãi khi đánh giá.
Trầm cảm, căng thẳng và lo âu là một trong số những bệnh tâm lý gây nguy hiểm nhất hiện nay. Chứng bệnh này sẽ chỉ được điều trị triệt để nếu người bệnh tìm ra đúng nguyên nhân chính gây ra; đồng thời, nếu không được phát hiện sớm sẽ có thể nhanh chóng biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Các thống kê trên thế giới và ở Việt Nam đều cho thấy có tới gần một nửa những người trong độ tuổi lao động gặp các vấn đề về trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở các mức độ khác nhau. Hiện tượng này còn gặp nhiều trong các doanh nghiệp và khu vực công như y tế, giáo dục…
Ảnh hưởng của lo âu, căng thẳng và trầm cảm
Lo âu, căng thẳng và trầm cảm làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh như:
- Rối loạn tiêu hóa
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc, ngủ không ngon
- Thần kinh thực vật hoạt động quá mức
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, tim mạch, đột quỵ
- Khiến các bệnh mãn tính đang mắc phải trở nên nghiêm trọng hơn
- Sụt giảm nghiêm trọng hiệu suất làm việc
- Gia tăng nguy cơ tự sát
Tổ chức Y tế Thế giới WHO ghi nhận Trầm cảm là căn bệnh phổ biến và là gánh nặng bệnh lý đứng thứ 2 của toàn thế giới:
- Khoảng 350 triệu người đang phải chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh trầm cảm.
- 75% tổng số ca bệnh tự tử vì chứng trầm cảm nặng
- 5% ca bệnh trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho xã hội
- 22% do nghiện các chất kích thích và cờ bạc
- 3% do tâm thần phân liệt hay bệnh động kinh
Riêng tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm vì trầm cảm ước tính khoảng 36.000 – 40.000 người (cao gấp 4 lần so với tử vong bởi tai nạn giao thông).
Đây đều là những con số đáng báo động và người bệnh tuyệt đối không được xem nhẹ.
Bài kiểm tra này gồm 42 câu. Trả lời một cách trung thực và tự nhiên. Bạn chỉ mất 5 đến 10 phút để hoàn thành.