EQ luôn đóng vai trò gần như là không thể tách rời trong thành công của mỗi người, nhưng ít người hiểu rõ về EQ. Bài viết sau đây sẽ tiết lộ cho bạn những bí mật về EQ và cách để nâng cao chỉ số đấy.
EQ là gì? EQ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của chúng ta?
Nếu hỏi tôi rằng giữa IQ và EQ thì cái nào quan trọng hơn thì tôi sẽ chọn cả hai. Vì mỗi chỉ số sẽ mạnh ở mỗi khía cạnh khác nhau của chúng ta, không thể nào chọn một trong hai được mà cần phải có cả hai. Thành công trong thời gian ngắn thì đấy là IQ, thành công về lâu dài thì đó chính là EQ, vì sao tôi lại nói như thế đối với EQ, cùng tìm hiểu nhé:
- Trí tuệ xúc cảm thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm cảm xúc.
- EQ là viết tắt tiếng anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.
- Theo nghiên cứu, những người có EQ cao thường là những người có khả năng chịu được áp lực, bình tĩnh trước mọi tình huống. Họ còn là người giàu tình cảm, biết tiết chế cảm xúc của bản thân và dễ thông cảm với người khác.
- Những ai có chỉ số EQ cao có cơ hội thành công trong cuộc sống xã hội hơn là trong trường học, nhờ có lối sống lành mạnh và suy nghĩ, quyết định đúng đắn.
- Nhờ vào khả năng quản lý tốt cảm xúc nên người EQ cao có đời sống rất lạc quan và chịu được áp lực cực kì tốt.
- Chỉ số EQ cao đồng nghĩa với việc họ sống rất giàu tình cảm, luôn thấu hiểu, giúp đỡ mọi người xung quanh và được nhiều người yêu mến, tôn trọng. Cho nên người có EQ cao có khả năng thành công trong cuộc sống thực tế hơn là trên sách vở.
|Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc và cách để bạn xác định EQ của mình
Những giá trị cốt lõi trong quá trình luyện EQ
Chúng ta không thể luyện tập một yếu tố mà không hiểu rõ cốt lõi của yếu tố đó được, nên hãy bắt đầu với 4 điều sau
Nhận thức và thấu hiểu bản thân
- Việc nhận thức được bản thân giống như đang bóc vỏ hành vậy, ta tách từng lớp vỏ một để có thể nhìn được sâu trong tâm can của mình
- Trong hành trình “bóc vỏ” ấy thì ta dần nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, những điều mà bạn không bao giờ thấy được ở bản thân nhưng người ngoài lại dễ dàng thấy được nó và sẵn sang khai thác những điểm mù, điểm yếu của bạn
- Đây là lúc ta hiểu câu chuyện cuộc đời mình rằng những điều gì tiêu cực trong suốt cuộc đời của mình nên bỏ qua
- Là thấu hiểu từng hành vi, phong cách của bản thân để đưa ra những thay đổi thích hợp với môi trường bạn đang ở
- Nhận thức và thấu hiểu giúp bạn hạn chế được những điểm mù, điểm dễ bị tổn thương của bản thân để không để bất kỳ ai khai thác được bạn
- Tận dụng được những điểm mà bản thân bạn giỏi nhất
Quản lý bản thân
- Ở đây chỉ cách mà bạn kiểm soát các hành vi, động lực của bản thân mình
- Quản lý kỷ luật của bản thân, quản lý các thói quen và năng lực của bản thân mình
- Giảm căng thẳng: Khi chúng ta có kế hoạch và quản lý tốt thời gian, chúng ta có thể tránh được stress và căng thẳng trong quá trình làm việc.
- Ví dụ, nếu bạn biết cách quản lý thời gian và tài nguyên của mình, bạn có thể chia sẻ công việc trong cả gia đình, công việc và cuộc sống cá nhân một cách hợp lý, giúp bạn tránh được căng thẳng.
Nhận thức xã hội
- Chỉ khả năng thấu cảm, lắng nghe những lời nói từ những người xung quanh bạn
- Là nhận thức được giá trị chung của tổ chức bạn đang làm việc
- Là sự chấp nhận góc nhìn khác biệt, mỗi người sẽ có một góc nhìn riêng về một vấn đề nào đó và học cách lắng nghe các góc nhìn đó cũng là nhận thức xã hội. Biết đâu góc nhìn mới lạ đó mang lại lợi ích cho tổ chức
- Chúng ta có thể lắng nghe được những khả năng có thể xảy ra trong tương lai
Quản lý các mối quan hệ
- Ta xây dựng các mối quan hệ qua việc giao tiếp một cách chân thành, cởi mở
- Ghi nhận những nỗ lực của mọi người xung quanh dù là nhỏ nhặt nhất
- Cân bằng được cuộc sống và công việc
- Quan trọng hơn hết là biến gia đình thành nền tảng, gia đình là chỗ dựa không thể tuyệt vời hơn
Cách để luyện tập để nâng cao EQ
1. Nhận biết điểm mạnh của bản thân
- Bạn là một người giỏi lắng nghe, hài hước hay thường rất kiên nhẫn khi làm bất cứ một việc nào? Hãy xác định điểm mạnh của mình hoặc nhờ bạn bè nhận xét để tìm ra ưu điểm ấy.
- Khi bạn tự nhận thức được điểm mạnh của mình, bạn cũng có xu hướng nhận ra điểm mạnh của người khác, điều này sẽ mang lại những kết quả tích cực trong các mối quan hệ.
- Trong công việc, một người biết được ưu điểm và khả năng của mình cũng dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà quản lý hoặc nhà tuyển dụng và giúp bạn có cơ hội thành công cao hơn
2. Biết giới hạn điểm mạnh của mình
- Bất cứ điều gì quá mức cũng sẽ gây ra tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn nên biết giới hạn của mình là gì. Ví dụ như đi đôi với tính hoạt bát là nói quá nhiều hoặc đức tính kiên trì đôi khi có thể biến thành cố chấp. Vì vậy, bạn cần biết đâu là ngưỡng vừa đủ của các đức tính tốt mà bạn có được.
- Bạn nhận biết được điều này bằng cách lấy một mảnh giấy, viết các đức tính tốt của bạn vào bên trái. Sau đó, nghĩ đến hậu quả sẽ thế nào nếu bạn áp dụng các ưu điểm ấy một cách “quá liều”.
- ừ đó, bạn sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước những tình huống căng thẳng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bạn bè nếu muốn có kết quả thật khách quan.
3. Biết giới hạn sức chịu đựng của bạn
- Trong tình huống bạn vấp phải sự phản đối của ai đó về ý kiến của bạn trong một cuộc họp ở công ty, nếu lúc này bạn “bùng phát” cảm xúc của mình và giận dữ, to tiếng thì hình ảnh của bạn trong mắt mọi người sẽ xấu đi rất nhiều.
- Vì vậy, lời khuyên là bạn cần biết những hành vi nào có khả năng gây khó chịu cho chính mình và thực hành cách kiểm soát cảm xúc trong những tình huống đó
- Hãy nhớ lại những lần bạn mất kiểm soát, nói ra những lời nặng nề hoặc cãi nhau với người khác. Sau đó, khi phải tiếp xúc với những trường hợp gây khó chịu tương tự, hãy cố gắng kiềm nén cơn giận của mình và gián tiếp giải quyết mâu thuẫn, thông qua email hoặc một cuộc hẹn khi đã đủ bình tĩnh thay vì trực tiếp đối đầu.
4. Kiểm soát ngôn ngữ trong đầu bạn
- Thử dành một phút để nghĩ xem bạn hay nói với chính mình những câu như thế nào, tích cực hay tiêu cực?
- Nếu bạn chỉ dành cho bản thân những lời tiêu cực như thường xuyên tự mắng nhiếc bản thân, nghĩ xấu về người khác, than vãn về mọi việc… thì hãy ngừng lại ngay nhé.
- Điều này sẽ giúp bạn luôn có những suy nghĩ tích cực, đồng thời hạn chế trường hợp những từ ngữ không hay đang “ám ảnh” tâm trí sẽ bị bạn “xả” cho người xung quanh.
|Tham gia cộng đồng của chúng tôi tại: Skool
|Xem thêm: Khai mở sự xuất sắc bằng EQ: Bất kì ai cũng làm được
Recent Comments