Liên hệ ngay

Trí tuệ cảm xúc: 5 dấu hiệu của người thiếu trí tuệ cảm xúc

Bài viết gần nhất

Danh mục

83 / 100

Mặc dù trí tuệ cảm xúc rất quan trọng, song bản chất vô hình của nó khiến bạn khó biết được chỉ số của mình và cần làm gì để cải thiện.

Mặc dù có những bài test EQ đã được kiểm chứng khoa học, nhưng đa phần bạn sẽ phải trả tiền cho chúng. Do đó, các chuyên gia đã phân tích dữ liệu để xác định những hành vi là dấu hiệu của chỉ số EQ thấp

Dưới đây là những hành vi mà bạn sẽ muốn tránh

Dễ bị stress 

  • Khi bạn dồn nén cảm xúc của mình, chúng sẽ nhanh chóng biến thành căng thẳng, stress và lo âu. Những cảm xúc không được giải toả sẽ khiến tâm trí và cơ thể trở nên căng cứng.
  • Trí tuệ cảm xúc giúp bạn quản lý stress dễ dàng hơn vì nó cho phép bạn phát hiện và giải quyết những tình huống khó khăn trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
  • Những người không sử dụng các kỹ năng trí tuệ cảm xúc của mình sẽ dễ tìm đến những phương pháp khác kém hiệu quả hơn để quản lý tâm trạng.
  • Họ sẽ dễ bị lo ấu, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, thậm chí cả ý tưởng tự tử gấp đôi so với những người khác.
trí tuệ cảm xúc giúp dễ giải tỏa căng thẳng
trí tuệ cảm xúc giúp dễ giải tỏa căng thẳng

Hạn chế vốn từ để diễn tả cảm xúc bản thân vì thiếu trí tuệ cảm xúc

  • Những người có chỉ số EQ cao là bậc thầy về cảm xúc của mình vì họ hiểu chúng và họ có thể sử dụng kho từ vựng lớn về cảm xúc để làm điều đó.
  • Trong khi nhiều người chỉ có thể diễn tả cảm giác của mình là “tồi tệ”, thì những người có trí tuệ cảm xúc có thể chỉ ra rằng họ đang cảm thấy “cáu kỉnh”, “thất vọng”, “chán nản” hay “lo lắng”.
  • Càng lựa chọn từ ngữ cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng biết chính xác mình đang cảm thấy như thế nào, điều gì gây ra nó, và nên làm gì đối với nó.

Định kiến và cố chấp

  • Những người có chỉ số EQ thấp rất nhanh có định kiến và sau đó họ thu thập những bằng chứng ủng hộ ý kiến ​​của mình và phớt lờ mọi bằng chứng chứng minh điều ngược lại.
  • Thông thường họ sẽ tranh cãi tới cùng để bảo vệ lý lẽ của mình. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người lãnh đạo, vì các ý tưởng chưa được suy nghĩ thấu đáo của họ có thể trở thành chiến lược của cả nhóm.
  • Người có trí tuệ xúc cảm dành thời gian xem xét kỹ những lập luận của mình vì họ biết những phản ứng ban đầu thường bị cảm xúc chi phối.
  • Họ để những ý tưởng của mình có thời gian phát triển, cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra và suy xét các lập luận phản bác có thể có

Thù dai ghét lâu

  • Khi một mối đe dọa sắp xảy ra, phản ứng này là thiết yếu cho sự sống còn của bạn, nhưng khi mối đe dọa đã lùi xa trong quá khứ, thì việc giữ lại kiểu stress này sẽ tàn phá trên cơ thể bạn và để lại những hậu quả xấu về sức khỏe qua thời gian.
  • Giữ sự hằn thù trong lòng có nghĩa là bạn đang tự ôm lấy stress, và những người thông minh về mặt cảm xúc luôn tránh điều này bằng mọi giá

Không học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ

  • Người có trí tuệ xúc cảm luôn giữ khoảng cách với những sai lầm của họ, nhưng không có nghĩa là họ sẽ quên chúng.
  • Bằng cách giữ một khoảng cách an toàn với những sai lầm của mình, nhưng vẫn đủ để rút kinh nghiệm từ chúng, họ có thể thích nghi và điều chỉnh để thành công trong tương lai.
  • Dằn vặt quá nhiều về những sai lầm trong quá khứ khiến bạn lo lắng và xấu hổ, còn quên hẳn chúng đi lại dễ khiến bạn lặp lại chính những lỗi lầm của mình.

|Xem thêm: Trí tuệ cảm xúc: Top 3 thói quen giúp bạn tăng EQ

|Cộng đồng: https://www.skool.com/udoo

 

 

Tags:

Bình luận gần đây

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top
Bộ Lạc UDOO - Nơi kiến tạo sự xuất sắc

UDOO sẽ giúp cho bạn trở thành người xuất sắc và là nguồn cảm hứng bất tận cho chính mình chỉ trong 90 ngày

Thông tin liên hệ
Địa chỉ:

Phòng 1901, Tầng 19, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng , P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Email:

info@udoo.live

Hotline:

(+84) 97 9977 840