EQ THẤP – 5 DẤU HIỆU CỦA NGƯỜI EQ THẤP

83 / 100

EQ – trí thông minh cảm xúc giúp chúng ta hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân, cũng như cảm xúc của người khác và còn quyết định sự thành công trong công việc. Vậy làm sao để nhận biết một người có EQ thấp?

Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình của một người có EQ thấp mà bạn có thể nhận biết.

1. Mất hứng thú trong công việc

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của người có EQ thấp là việc dễ dàng mất hứng thú trong công việc. Bên ngoài họ có thể làm việc rất chăm chỉ và hào hứng, nhưng thật ra chưa ngày nào bạn cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình. Những người có chỉ số EQ thấp có thể không cảm thấy đam mê hoặc không tìm thấy động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất cá nhân mà còn có thể làm giảm tinh thần tập thể trong một đội nhóm. Nếu bạn thấy mình hàng ngày chỉ đến công ty và hoàn thành công việc như một nghĩa vụ, hãy xem xét lại cảm xúc và sự đồng cảm của bản thân.

EQ thấp - Chán nản trong công việc
EQ thấp – Chán nản trong công việc

2. Né tránh cảm xúc tiêu cực – triệu chứng của EQ thấp

Người có EQ thấp thường có xu hướng né tránh các cảm xúc tiêu cực thay vì đối mặt và tìm cách xử lý chúng. Họ có thể tìm cách chối bỏ vấn đề hoặc lờ đi những cảm xúc khó chịu như việc:

  • Dành thời gian dài cho các hoạt động giải trí: lướt mạng xã hội, xem phim hàng giờ đồng hồ, chơi game…
  • Luôn tỏ ra lạc quan quá mức: một số người sẽ chọn cách cố gắng giữ cho bản thân và người khác cảm thấy rằng mọi thứ đều ổn, ngay cả khi họ đang trải qua một “mớ” cảm xúc tiêu cực bên trong.
  • Trách móc người khác: họ có thể đổ lỗi cho người khác về những cảm xúc tiêu cực mà bản thân đang trải qua thay vì nhìn nhận rồi tìm cách giải quyết.
  • Tự tạo ra sự bận rộn: bằng cách bận rộn với công việc hoặc các hoạt động xã hội khác để không phải nghĩ đến những cảm xúc mà họ đang cố gắng né tránh, quên lãng.

Điều này dẫn đến việc tích tụ những cảm giác không được giải quyết. Thay vì phát triển cách xử lý cảm xúc một cách hợp lý, họ thường mạo hiểm với việc khiến tình huống thêm tồi tệ hơn.

|Xem thêm: 3 cách loại bỏ cảm xúc tiêu cực

3. Trì hoãn công việc

Trì hoãn là một thói quen phổ biến mà nhiều người đang mắc phải, nhưng khi nó kéo dài, nó có thể trở thành một dấu hiệu của EQ thấp. Người có EQ thấp thường không nhận thức rõ về tầm quan trọng của thời gian, họ cảm thấy áp lực, dẫn đến việc tìm cách “trốn tránh” bằng cách trì hoãn.

Thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động tiêu cực đến nhóm hoặc tổ chức. Thiếu kỷ luật, khó tập trung, dễ bị phân tâm là những yếu tố khiến họ bỏ lỡ cơ hội và chịu áp lực từ những deadline, cuối cùng làm giảm hiệu suất công việc.

 

Tri hoan
Trì hoãn công việc

4. Bỏ bê bản thân

Một dấu hiệu khác của EQ thấp là việc bỏ bê bản thân. Người có EQ thấp thường không biết cách chăm sóc cảm xúc và sức khỏe tinh thần của chính mình. Họ có thể trải qua các dấu hiệu như không duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, không tham gia các hoạt động thể chất hoặc bỏ qua những sở thích cá nhân. Việc không chăm sóc bản thân có thể dẫn đến căng thẳng và tình trạng sức khỏe giảm sút.

|Xem thêm: Kiểm Tra Mức Độ Trầm Cảm – Lo Âu – Stress (Cá Nhân) 

5. Người có EQ thấp lúc nào cũng nghĩ mình đúng

Cuối cùng, một dấu hiệu nổi bật của người có EQ thấp là họ luôn cho rằng quan điểm và ý kiến của bản thân là đúng. Họ có cái nhìn cứng nhắc và bảo thủ, thường có xu hướng không lắng nghe hoặc chấp nhận ý kiến từ người khác, dẫn đến việc không tạo ra những bất đồng quan điểm, thậm chí là xung đột cho sự giao tiếp và hợp tác.

Nếu bạn nhận thấy mình có những biểu hiện trên, đừng lo lắng. EQ hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua rèn luyện và thực hành. Hãy bắt đầu bằng việc tự nhận thức về cảm xúc của bản thân, học cách quản lý chúng và đồng cảm với người khác. Từng bước một, bạn sẽ nâng cao EQ và thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực hơn.

KẾT LUẬN

Những người có EQ thấp thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của bản thân, dẫn đến cảm giác căng thẳng, lo âu và nhanh chóng chán nản trong bất cứ việc gì. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội, vì sự thiếu hụt khả năng đồng cảm và giao tiếp hiệu quả dẫn đến việc hiểu lầm và xung đột thường xuyên.

Những người có EQ thấp có thể không nhận ra hoặc không thể xử lý cảm xúc của người khác một cách hợp lý, dẫn đến việc phản ứng một cách thiếu nhạy bén hoặc không phù hợp trong các tình huống xã hội. Điều này sẽ khiến cho họ dễ bị hiểu lầm, cảm thấy cô đơn và thậm chí là tự ti.

 

EQ thấp dẫn đến không có động lực trong mọi việc
EQ thấp dẫn đến không có động lực trong mọi việc

Để cải thiện chỉ số cảm xúc của bản thân, bạn có thể tìm cách ghi nhận và xử lý cảm xúc, nâng cao khả năng đồng cảm, chia sẻ và hợp tác với người khác. Nhận biết và phát triển EQ của mình sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn và đạt được thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

 

Bình luận gần đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang
Bộ Lạc UDOO - Nơi kiến tạo sự xuất sắc

UDOO sẽ giúp cho bạn trở thành người xuất sắc và là nguồn cảm hứng bất tận cho chính mình chỉ trong 90 ngày

Thông tin liên hệ
Địa chỉ:

Phòng 1901, Tầng 19, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng , P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

Email:

info@udoo.live

Hotline:

(+84) 97 9977 840