Đây là những bí mật để gây ấn tượng tốt nơi công sở mà ngay cả các sếp cũng muốn biết. Bạn sẽ thành công không chỉ ở văn phòng mà ngay cả những mối quan hệ trong cuộc sống.
Gây ấn tượng tốt nơi công sở sẽ giúp bạn những gì?
Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ rất hay đi tìm công thức “Làm thế nào để gây ấn tượng tốt nơi công sở hay tạo thiện cảm khi đi làm?”. Mình tìm kiếm trên các diễn dàn review doanh nghiệp và việc làm điều thấy có đến 80% sự lo lắng dành cho khoảng giao tiếp với đồng nghiệp. Chúng ta, đặc biệt là các bạn tre cần rất nhiều kỹ năng khi bước vào môi trường công sở chuyên nghiệp. Nơi này thường ví như bệ phóng của sự nghiệp, có người hướng dẫn, đồng nghiệp và cả kinh nghiệm mà bạn cần học hỏi,… Vì thế, có được ấn tượng tốt nơi công sở, có thiện cảm của đồng nghiệp sẽ giúp bạn giao tiếp tốt trong công việc, phối hợp và cho ra hiệu suất công việc tốt nhất.
Có thể bạn chưa biết, khi tạo ra văn hóa doanh nghiệp, rất nhiều sếp đã bước theo xu hướng chọn EQ làm nền tảng vì để phát huy tối đa tiềm năng và sự hiệu quả khi làm việc của cả team.
Làm thế nào để gây ấn tượng tốt nơi công sở, văn phòng
Đầu tiên, UDOO muốn bạn bỏ qua những suy nghĩ về mưu mẹo hay những món quà. Những biện pháp như thế thường chỉ chỉ giải quyết vấn đề phần ngọn, nhưng chưa chắc hiệu quả. Vấn đề thực sự bạn cần làm để gây ấn tượng tốt nơi công sở là ở chính mình.
Thông thường những hành động cụ thể mà các tiền bối đã đi làm kể lại để gây ấn tượng tốt nhưng nó chưa thực sự hiệu quả vì mỗi môi trường doanh nghiệp luôn rất khác nhau…
Vậy đâu là bí mật thật sự có thể dùng cho tất cả môi trường công sở?
Cách gây ấn tượng tốt nơi công sở thường phải là cách bắt đầu từ năng lượng và khả năng kết nối của bạn. Bí mật thật sự để một người có thể phát triển tốt nhất ở nơi công sở chính là EQ – Thông minh cảm xúc. Đây là 5 lý do EQ quyết định sự đột phá của bạn ở công sở:
1. Năng lực tự nhận thức
EQ giúp bạn nhận thức về bản thân mình và nhận thức về xã hội.
Nhận thức bản thân chính là bóc tách chính cảm xúc và hành động của mình. Bạn mở ra những điểm mù mà người khác nhìn thấy ở mình nhưng mình chưa từng nhìn ra. Điều này giúp bạn mở góc nhìn ra để phản hồi, chia sẻ và nhìn sâu vào hành vi của mình. Điều này giúp bạn thấu hiểu chính mình, đâu là những vết thương khiến mình dễ “đáp trả” nếu bị động vào. Từ đây bạn sẽ biết rõ mình nên phản ứng như thế nào, giảm dần những điểm mù của chính mình.
2. Quản lý mối quan hệ của mình với người khác
Ở công sở, bạn sẽ bắt đầu những mối quan hệ mới với nhiều cấp độ khác nhau, có thể là sếp – nhân viên, nhân sự với nhau,…
Trong rèn luyện EQ, UDOO thường nhắc đến công thức E+R=O. Tứ là sự kiện (event) cộng với phản hồi của bạn (reponse) sẽ cho ra kết quả (outcome). Và 90% ảnh hưởng của phép tính trên đến từ R tức là các hồi đáp của bạn cho tình huống đó.
Vậy điều gì quyết định cho phản hồi của bạn?
Chúng ta có chuỗi liên kết khoa học não bộ trước khi bạn đưa ra quyết định đó là:
2.1. Tác nhân
2.2 Diễn dịch (não quyết định xem điều này đúng hay sai, tốt hay xấu. Quyết định này dựa trên trải nghiệm và nhân sinh quan của bạn, đây là thế giới bên trong của bạn)
2.3. cảm xúc (tích cực hay tiêu cực)
2.4. cảm giác (khó chịu hay thoải mái)
2.5. phản ứng ( được thúc đẩy bởi cảm giác)
Có rất nhiều góc khuất cần giải thích về lý do não bạn diễn dịch, UDOO muốn bạn biết rằng chỉ cần bạn có năng lực EQ để đưa ra quyết định tốt hơn bạn sẽ có mọi mối quan hệ tốt đẹp.
3. Khả năng tiếp nhận
Người có EQ cao trong môi trường công sở sẽ có xu hướng sẵn sàng lắng nghe mọi trải nghiệm và đón nhận nhiều góc nhìn. Phải phân biệt rằng sự tiếp nhận của EQ khác rất nhiều với việc bạn nghe và phán xét đúng sai theo quan điểm của mình. Sếp và các đồng nghiệp sẽ luôn cảm thấy thú vị khi có bạn ở công ty của họ khi bạn có được khả năng này.
4. Kiểm soát cảm xúc
Khi làm việc, bạn rất dễ gặp tình huống “burn out” – trạng thái kiệt sức về cả thể chất và tinh thần. Năng lực EQ là phương pháp chính xác nhất cho trường hợp này. Giúp bạn nhìn rõ, giải mã và điều chỉnh bản thân mỗi ngày.
Có thể bạn chưa biết, cảm xúc tiêu cực kéo dài chính là tác nhân tệ cho sức khỏe thể chất của bạn. Vì vậy EQ là dành cho bản thân bạn trước tiên.
>>>Tìm hiểu Các kiến thức về quản lý cảm xúc
5. Khả năng quản lý thời gian
Bản chất của quản lý thời gian chính là quản lý năng lượng. Hiểu đơn giản là luôn giữ được cho mình nguồn “pin” làm việc một cách điều độ và sạc năng lượng khi cần thiết.
Chúng ta thường dành hơn 8 giờ đồng hồ để làm việc, nó chính là một quỹ thời gian sống vô cùng lớn với cuộc đời. Vậy nên nếu có năng lực về EQ – Thông minh cảm xúc bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc và thành công hơn dù là đang ở nơi công sở.
Rèn luyện EQ ở đâu và như thế nào
EQ được tất cả chuyên gia hàng đầu về phát triển bản thân đánh giá là chiếm 80% sự thành công của 1 người. Theo HBR, EQ là siêu kĩ năng của mọi kỹ năng. Tức là bạn chỉ có thể thành công vững chắc nếu có EQ, mọi kỹ năng khác chỉ là bổ trợ nhất thời vì một vấn đề nào đó xuất hiện mà thôi. Nhưng nếu có EQ, những vấn đề xảy đến đề có khả năng giải quyết đến 90%.
EQ, cần chính bạn luyện tập. Bạn không nghe nhầm đâu, Chỉ với 30 phút mõi ngày và những hoạt động rất dễ thực hiện bạn sẽ có sự thay đổi sau 1 tuần.
Tìm hiểu Bộ Lạc rèn luyện EQ của UDOO
Nếu bạn thật sự muốn tìm cho mình một năng lực gốc rễ và giúp bạn phát triển tốt nhất thì đừng ngại tìm hiểu EQ. UDOO có một cộng đông 1000+ đang rèn luyện mỗi ngày.
Chúc bạn luôn có được ấn tượng tốt và thiện cảm nơi công sở.
Bình luận gần đây