Những sự gắn kết trong đội ngũ, hợp tác hiệu quả đóng góp vào kết quả gia tăng lợi nhuận trung bình 29% . Theo Nguồn: Mc Kinsey & Company, Inc, Gallup, RecruitingBlogs, Employment Hub…
Gắn kết đội ngũ là gì?
Gallup định nghĩa, sự gắn kết là sự tham gia một cách nhiệt tình của nhân viên trong công việc và tại nơi làm việc của họ.
Sự gắn kết của đội ngũ gúp bạn đo lường và quản lý các góc nhìn của nhân viên về văn hóa và nơi làm việc của họ.
Với sự gắn kết, bạn hoàn toàn có thể đo lường được xem nhân viên của mình có tích cực tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp không hay chỉ đơn giản là sử dụng hết thời gian cho công việc. Bạn cũng có thể đánh giá xem các hoạt động của đội ngũ có thực sự đóng góp tích cực vào các kết quả kinh doanh hay không?
Gắn kết đội ngũ có thực sự quan trọng không?
Khi đánh giá tác động của sự gắn kết với kết quả kinh doanh, Gallup đã cho các kết quả rất rõ ràng về mối tương quan của hai đại lượng này. Với những doanh nghiệp hoặc bộ phận có sự gắn kết cao:
- Tỉ lệ nhân viên vắng mặt giảm 81% so với các đơn vị khác
- Giảm 58% các sự cố về an toàn
- Giảm 18% tỉ lệ nhân viên nghỉ việc sau mỗi năm so với các doanh nghiệ có tỉ lệ nghỉ việc cao
- Giảm 28% các vụ trộm cắp tài sản công
- Giảm 41% các vấn đề sai sót trong công việc
- Gia tăng 10% tỉ lệ trung thành của khách hàng
- Tăng 18% hiệu quả bán hàng
- tăng 23% lợi nhuận
Gắn kết đội ngũ là trách nhiệm của ai?
Trách nhiệm lớn nhất trong việc tạo ra sự gắn kết đội ngũ thuộc về quản lý.
Người quản lý có trách nhiệm phải đảm bảo nhân viên biết công việc nào cần hoàn thành, hỗ trợ và ủng hộ họ khi cần thiết và giải thích các công việc có liên quan đến thành công của tổ chức.
Tổ chức các buổi chia sẻ, thảo luận, đối thoại tại nơi làm việc, huấn luyện, đào tạo cho nhân viên là các công việc mà một quản lý thường xuyên phải làm để tạo ra sự gắn kết.
Tuy vậy, phần lớn các nhà quản lý đều hoặc là xem nhẹ, hoặc là không biết cách tạo ra các buổi thảo luận và chia sẻ như vậy.
Một tổ chức muốn tạo ra sự gắn kết thực sự sẽ cần làm nhiều hơn như thế, không chỉ là yêu cầu các quản lý thực hiện việc gắn kết mà còn đào tạo cho họ biết cách tạo ra sự gắn kết.
Những chiến lược quan trọng nhất để tạo ra sự gắn kết
Dưới đây là những chìa khóa thực sự để tạo ra sự gắn kết cho đội ngũ
- Mục đích của doanh nghiệp và mục đích của công việc
- Cơ hội phát triển bản thân và cơ hội phát triển nghề nghiệp
- Sự quan tâm của các quản lý
- Những cuộc đối thoại và chia sẻ định kỳ
- Tập trung vào điểm mạnh của đội ngũ
Nhân viên cần phải được cảm thấy nhiều hơn là việc có cảm xúc tích cực tại nơi làm việc. HỌ cần nhiều sự hỗ trợ của các nhà quản lý để có thể trở nên tập trung hơn, trở nên xuất sắc hơn và hiệu quả hơn.
Khi thực hiện việc gắn kết, vai trò của nhà quản lý cũng sẽ dần thay đổi
- Giúp nhân viên thay vì tập trung vào việc tôi nhận được bao nhiêu quyền lợi như trong quá khứ thì bây giờ cần tập trung vào mục đích và ý nghĩa của công việc
- Thay vì làm cho nhân viên hài lòng thì tập trung vào giúp họ phát triển bản thân
- Thay vì chỉ đạo như một ông chủ thì hãy trở thành một người coach
- Thay vì đánh giá năng lực hàng năm thì hãy liên tục giúp đội ngũ nhìn lại bản thân thông qua các đối thoại hàng tuần
- Thay vì tập trung vào điểm yếu, hãy tập trung vào điểm mạnh
- Thay vì chỉ nghĩ về công việc, hãy nghĩ đến cả cuộc đời với nhiều khía cạnh khác nhau và cân bằng chúng.
Tại sao phần lớn các hoạt động gắn kết đều thiếu hiệu quả?
Các tổ chức thực sự quan tâm đến sự gắn kết không nhiều, nhưng số ít các tổ chức quan tâm thì các chương trình lại tỏ ra thiếu hiệu quả. Nguyên nhân phần lớn là do
- Các hoạt động quá phức tạp hoặc thiên về đào tạo hơn là thực hành
- Không đo lường liên tục hoặc đo lường sai chỉ số
- Không thực sự chú tâm vào sự phát triển từ bên trong của mỗi thành viên mà chỉ quan tâm đến các hành vi bên ngoài
Tại UDOO, chúng tôi thông qua các hoạt động hàng ngày nỗ lực tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ từ bên trong của mỗi thành viên.
Chúng tôi giúp từng cá nhân thay đổi quan điểm của họ về chính họ, về đội nhóm, về doanh nghiệp trước, sau đó tự họ sẽ thay đổi các hành vi của bản thân.
UDOO cũng nỗ lực để biến mọi hoạt động hàng ngày thành các thói quen để tạo ra sự phát triển bền vững cho đội nhóm và doanh nghiệp.
Cách thức UDOO tạo ra sự gắn kết cho các đội nhóm là nỗ lực thỏa mãn từ nhu cầu căn bản của mỗi cá nhân, giúp họ cảm thấy mình có sự đóng góp cho mục tiêu chung, giúp cho mọi người làm việc đội nhóm hiệu quả hơn và cuối cùng là giúp cho mỗi cá nhân thực sự phát triển.
Nếu bạn thực sự muốn tạo ra sự gắn kết và phát triển bền vững cho đội nhóm, cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với UDOO ngay nhé!
|Xem thêm: Lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc – Bí mật của người thành công
Recent Comments